Xuyên suốt sự nghiệp làm một nhà quảng cáo và copywriter, Ogilvy đã sáng tạo ra những chiến dịch marketing xuất sắc và điển hình trên toàn thế giới. Có thể kể tới chiến dịch kinh điển như “Man in the Hathaway Shirt”, cộng với những nỗ lực đáng kể trong đóng góp của ông với ngành quảng cáo thông qua thời gian làm việc cùng Rolls Royce, Schwepps và Puerto Rico.
Không có gì ngạc nhiên khi tờ Time vào năm 1962 đã không ngớt lời ca ngợi ông như là “Thiên tài được săn lùng nhất trong ngành quảng cáo”. Ông chính là “Người Anh nổi tiếng” duy nhất trong mắt những nhà marketer Mỹ thời ấy.
Ngày nay, dù thế giới đã bước sang kỷ nguyên số, chúng ta vẫn có thể học hỏi từ những chiến dịch đã thành công của David Ogilvy để thuyết phục và gây ấn tượng với người dùng.
David Ogilvy đã để lại rất nhiều bài học bàn về năng suất, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu hay thậm chí là tham vọng. Ngoài ra, ông cũng có những câu nói đắt giá dành cho những người làm trong nghề marketing có thể tham khảo và dựa vào để có một cái nhìn sâu sắc về ngành quảng cáo:
1. Hãy luôn thử nghiệm, càng thử nghiệm nhiều hiệu quả tiếp thị sẽ càng được cải thiện
Khác với nhiều chuyên gia marketing thời điểm đó luôn đề cao tính sáng tạo và trí tưởng tượng, gần như chỉ có Ogilvy quan tâm đến việc nghiên cứu và điều tra thị trường – bước không thể thiếu trong tiếp thị hiện đại ngày nay.
Đối với David Ogilvy, marketing luôn phải song hành với các số liệu cụ thể như sự tương tác với khách hàng, nhằm đánh giá xem chiến lược đó có hiệu quả hay không. Nếu chưa thật sự đúng đắn thì phải sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu hơn để mang đến phương thức phù hợp nhất cho từng trường hợp.
2. Đừng bao giờ sáng tạo ra một thông điệp mà chính bạn cũng không muốn người thân của mình đọc được
Marketing luôn phải song hành với các số liệu cụ thể như sự tương tác với khách hàng, nhằm đánh giá xem chiến lược đó có hiệu quả hay không.
Con người ta luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho những người trong gia đình của mình, vì vậy nếu có bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy khó chịu, đừng khiến khách hàng của bạn phải chịu chung số phận đó.
Đây là một lời cảnh tình cho những nhà marketing trẻ hiện nay khi mải mê viết nên những thông điệp quảng cáo sáo rỗng, sử dụng nhiều biệt ngữ khó hiểu cốt để gây ấn tượng với khách hàng. Thực tế, người tiêu dùng chỉ cảm thấy đây là một sự thể hiện hợm hĩnh và khoe khoang mà thôi.
3. Hãy giao tiếp với khách hàng bằng chính ngôn ngữ của họ, đó là con đường duy nhất đưa bạn đến thành công.
David Ogilvy là người luôn nổi tiếng với câu nói “Đối với tôi, chẳng có luật lệ gì hết”, ông thậm chí còn tuyên bố rằng mình không hề quan tâm đến ngữ pháp trong bất kỳ thứ tiếng nào và đương nhiên, khách hàng cũng vậy.
Người đàn ông này cho rằng cứ để mọi thứ diễn ra đúng tự nhiên mới là cách hay nhất để thúc đẩy sự phát triển. Với câu nói trên, thiên tài quảng cáo trong lịch sử muốn nhấn mạnh khả năng thấu hiểu khách hàng của tất cả những người theo đuổi lĩnh vực marketing.
Chỉ khi nắm được người tiêu dùng muốn gì, sở thích, thói quen hay hành vi của họ, các thương hiệu mới có thể xây dựng nên một hình ảnh và chiến lược phù hợp nhất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà trải nghiệm của khách hàng được đặt lên hàng đầu và các nhãn hàng không còn có thể áp đặt xu hướng như trước nữa.
Hãy sử dụng ngôn ngữ của khách hàng
4. Hãy coi khách hàng như cô vợ đỏng đảnh của bạn
Một cô vợ khó chiều, thay đổi thất thường nhưng lại vô cùng quan trọng mà bạn không bao giờ muốn mất đi. Khách hàng cũng vậy, họ rất dễ bị dao động nhưng lại sẵn sàng trung thành với một thương hiệu luôn chiều chuộng họ.Đây chính là trách nhiệm của những người trong ngành quảng cáo tiếp thị, là công việc của họ khi phải đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Hãy đối xử với khách hàng như vợ của bạn và sẵn sàng lắng nghe những tâm sự hay mè nheo của cô ấy.
5. Cái gì không bán được nghĩa là chưa đủ sáng tạo
Câu nói này luôn đúng trong mọi trường hợp, bất cứ một sản phẩm hay một thương hiệu nào giờ đây cũng đều cần có một câu chuyện được sáng tạo đi kèm, nhằm đảm bảo một chiến lược nội dung phù hợp và khiến người đọc lắng nghe.
Nếu thông điệp chưa đủ hấp dẫn và thuyết phục, đương nhiên sản phẩm sẽ không được tiêu thụ. Điều này phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng và liên kết được nội dung và hàng hóa cụ thể của những marketer.
Chỉ khi nắm được người tiêu dùng muốn gì, sở thích, thói quen hay hành vi của họ, các thương hiệu mới có thể xây dựng nên một hình ảnh và chiến lược phù hợp nhất.
6. Thương hiệu, giống như tính cách và bản sắc của mỗi người, sẽ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau
Các chuyên gia marketing chỉ cần định hướng thương hiệu sao cho đúng đắn hay phù hợp mà không nên quá áp đặt suy nghĩ của khách hàng. Hãy để người tiêu dùng tự cảm nhận trước, sau đó mới tiếp nhận những ý kiến phản hồi của họ để cải thiện thương hiệu một cách tốt hơn.
7. Phần lớn những quảng cáo lộn xộn đều do những gã phê bình mà ra. Đó là những kẻ chỉ biết chỉ trích mà không thể tạo ra một quảng cáo cho tử tế. Mà tốt nhất, đừng để cho họ có quyền làm việc đó.
Ý kiến tưởng chừng như rất nặng nề này thực chất thể hiện suy nghĩ không muốn những nhà marketing bị xao động bởi những đánh giá tiêu cực. Xét cho cùng, ghi nhận phản hồi là một điều tốt nhưng đừng để chúng quá ảnh hưởng đến công việc của mình, đặc biệt là công việc mang tính sáng tạo cao.
Thực tế trong marketing, những ý tưởng tường chừng như điên rồ và bị chỉ trích nhiều nhất lại mang đến những thành công ngoài sức tưởng tượng.
No comments:
Post a Comment